Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 20, 2024, 01:16:36 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: QUYỀN THỀ  (Đọc 21885 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
AN PHỦ SỨ
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 15



Email
« vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2008, 04:02:17 PM »

Em kiếm được bài này từ địa chỉ: http://72.14.235.132/search?q=cache:vBePTkXwnoIJ:blog.360.yahoo.com/blog-Zdbb4VUyc7PyI2NNXhHiR2tl%3Fp%3D1008+%22tH%E1%BA%A4T+S%C6%A0N+TH%E1%BA%A6N+QUY%E1%BB%80N%22&hl=vi&ct=clnk&cd=9&gl=vn
 
Gần đây, thấy báo chí bắt đầu viết nhiều về Thất Sơn Thần Quyền hay gọi một cách dân gian là QUYỀN THỀ, nhưng tiếc thay, thiên hạ chẳng hiểu gì về môn phái này. Đọc, chỉ thấy tức anh ách. Có một vài bài báo, chắc là đựơc nghe đệ tử của môn phái kể chuyện. Nhưng tiếc, các đệ tử ấy, dù đã đựơc thiên hạ đánh giá là cao thủ, nhưng sự hiểu về môn phái cũng quá hạn hẹp. Chỉ giỏi khoe quyền, khoe chuyện đi đánh nhau, hay thể hiện vài ba chiêu đặc biệt. Ấy là đặc biệt với người thường, còn với trong môn, chẳng qua chỉ là chuyện tôm tép.

Sở dĩ dám nói với mọi người về Thất Sơn, vì mình là một trong những đệ tử của trưởng sư môn Nguyễn Văn Cảo ở Huế. So với những tên tuổi như ông Cư ở Phú Thọ mà báo chí hay lấy ra làm chuẩn mực, để nói về môn, thì mình chẳng có tí danh tẻo tèo teo nào. Nhưng có một điều, đệ tử trực tiếp của vị trưởng sư môn đầy tính huyền thoại này, thì ít đến nỗi đếm chẳng đủ 10 đầu ngón tay, ấy thế mà sư phụ lại chọn. Thế nên, dám mở mồm để nói về môn.

Thiên hạ nhìn về Thất Sơn Thần Quyền là một môn võ trước khi đánh nhau là phải chắp tay khấn vái, là một môn phái thần bí với bùa ngải và các câu niệm chú. Không sai, nhưng chỉ là như thầy bói xem voi. Nếu Thất Sơn chỉ có vậy, chẳng bao giờ mình theo.

Đệ tử của Thất Sơn không chỉ được học quyền mà còn học pháp. Quyền chỉ là phương tiện để dẫn pháp, chứ không phải để đi đánh nhau. Tất nhiên, lúc đánh, vì mục đích chính nghĩa thì cũng vô cùng huyền diệu, một đòn vào người, dù đối phương không thấy đau lắm, nhưng về nhà cũng đủ thối da thối thịt. Đệ tử nhập môn, bao giờ cũng phải học quyền. Nhiều người học quyền mãi mà chẳng thăng tiến về tâm, về pháp nên cứ tưởng là cứ giỏi quyền là đã thành tựu.

Cao hơn quyền, nhiều đệ tử phát triển về pháp. Pháp trong môn cũng vi diệu là khó tin đối với quảng đại quần chùng. Nếu muốn biết về một người, dù cách cả ngàn cây số, cũng có thể biết người ấy đang nghĩ gì, có gặp sự cố gì không. Pháp của môn có thể cầu nắng thành mưa, có thể cầu người sắp chết được sống. Có thể xin thần linh thổ địa, đuổi trừ tà ma, chữa người điên thành lành... Tất cả những điều này, người trong môn vẫn đang thực hành.

Pháp thì cao, nhưng không phải lúc nào cũng làm. Làm thế có mà loạn. Lúc nào ra tay giúp người, lúc nào không, cái gì đáng làm, cái gì không, mỗi đệ tử trong môn phải tự định đoạt (nói những người có khả năng thôi). Nếu ko, đều có thể phải trả giá.

Để có pháp. không phải cứ khổ công tu luyện hay đọc chú là được. Tuỳ vào tâm đức, vảo kiếp trước của anh đã tinh tiến đến đâu thì khả năng phát triển đến đó. Điều này vô cùng quan trọng.

Do đó, đệ tử lâu năm trong môn không có nghĩa là người giỏi. Giỏi hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào tâm đức và sự khai mở từ những kiếp trước.

Và vì phụ thuộc nhiều vào tâm đức, nên có những tên tuổi ngày trước đã lẫy lừng, mang tính huyền thoại, thì giờ, do làm nhiều việc phạm, do làm nhiều việc không có tâm đức, đã mất hẳn quyền pháp, trở nên vô dụng.

Cái sự khó trong khi tu tập trong môn là như vậy nên tìm được đệ tử chân truyền là cực hiếm. Người này hôm nay có thể có tâm tốt, ngày mai có thể hỏng. Mà cái khó nhất là nhiều khi sai mà không biết mình sai. Phạm lỗi nhiều mà tự mình ko thể nhận biết mà sửa chữa.

Hậu quả nặng nhất mà một đệ tử có thể phải chịu khi phạm lỗi tất nhiên là bị đuổi ra khỏi môn. Nhẹ hơn thì mất hết quyền, pháp. Khi sư phụ chọn đệ tử, là sư phụ đã biết đệ tử ấy kiếp trước đã tu tập đến đâu, tâm đức đong được mấy thúng. Ấy là chuyện chọn đệ tử của trưởng môn thôi. Còn đầu lĩnh của từng vùng, việc chọn đệ tử thoáng hơn.

Với danh sư Nguyễn Văn Cảo, cái tên ấy được lưu truyền trong thiên hạ. Sư phụ đi đến đâu là đệ tử tiền hô hậu ủng. Các VIP săn đón, nhờ vả. Đệ tử ngồi trước thầy, khúm núm và lúc nảo cũng lo đón ý. Thầy mới nói nửa câu, đệ tử đã hiểu. Khổ thân sư phụ gặp mình, cỏ hoang cũng gọi bằng cụ. Mình nhìn sư phụ như nhìn cha, nên chẳng thấy sợ sệt gì. Các đệ tử anh lúc nào cũng khép nép, còn mình thì hoàng tráng ngồi khoang chân nói chuyện môn, chuyện phải, giời đất cũng chẳng nề hà. Không phải không biết danh, biết phép của sư phụ, nhưng ngẫm, học môn là học đạo, là để tu tâm. Mà nói đến chữ tâm, chẳng phân ai cao thấp sang hèn, chẳng phân ngôi thứ. Vì thế nên thoải mái mà đàm đạo.

Vài dòng sơ khởi, để mọi người hiểu, Thất Sơn Thần Quyền, dù có huyền bí và vi diệu đến đâu, thì cũng là một môn phái thờ Phật, để rèn cho con người ta chữ tu tâm, học đạo, nên người.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 11, 2008, 04:13:40 PM gửi bởi Đom đóm » Logged
maithanhvan
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 1


« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười 13, 2009, 02:38:55 PM »

-Thua bac,bac lam on cho chau hoi,la chau co the xin hoc mon THAT SON quyen phap o dau a?
  (chau moi tap may tinh,mong bac thong cam).
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn